Tìm hiểu Asiad là gì? Những thông tin cần biết về đại hội thể thao Asiad

asiad
Tương tự với Olympic, Asiad là sự kiện thể thao lớn quy tụ nhiều môn thi đấu khác nhau. Thế nhưng, không phải ai cũng thực sự hiểu Asiad là gì và lịch sử hình thành đại hội thể thao này như nào. Vì thế, bài viết này coqueiroverderecords.com chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về sự kiện thể thao này.

I. Asiad có nghĩa là gì?

Asiad là gì

Asiad là sự kiện thể thao nhiều môn thi đấu dành cho các quốc gia khu vực Châu Á

Asiad có nghĩa là Đại hội thể thao Châu Á hay Á vận hội (tên tiếng Anh là Asian Game) và là sự kiện thể thao có tầm cỡ châu lục được đông đảo người hâm mộ quan tâm theo dõi. Đại hội thể thao này diễn ra 4 năm 1 lần với sự góp mặt của các đoàn vận động viên để từ các quốc gia Châu Á.
Sự kiện thể thao này do Hội đồng Olympic châu Á tổ chức và chịu sự giám sát của Ủy ban Olympic Quốc tế và được xem là đại hội thể thao nhiều môn lớn thứ 2 trên thế giới, chủ đứng sau Thế vận hội Olympic. Kỳ giải đầu tiên Asiad được tổ chức tại Ấn Độ và bị hạn chế với 489 vận đồng viên đến từ 11 quốc gia. Đồng thời, đại hội thể thao lúc đó chỉ gói gọn với 6 bộ môn thi đấu là bóng đá, bóng rổ, đua xe đạp, điền kinh, cử tạ và bơi lội.
Tính đến nay có tất cả 45 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự đại hội thể thao Asiad bao gồm:
  • Afghanistan
  • Bahrain
  • Bangladesh
  • Bhutan
  • Brunei
  • Campuchia
  • Trung Quốc
  • Hồng Kông
  • Ấn Độ
  • Indonesia
  • Iran
  • Iraq
  • Jordan
  • Nhật Bản
  • Kazakhstan
  • Bắc Triều Tiên
  • Hàn Quốc
  • Kyrgyzstan
  • Kuwait
  • Lào
  • Liban
  • Ma Cao
  • Malaysia
  • Maldives
  • Mông Cổ
  • Myanmar
  • Nepal
  • Oman
  • Pakistan
  • Palestine
  • Philippines
  • Qatar
  • Ả Rập Xê Út
  • Singapore
  • Sri Lanka
  • Syria
  • Trung Hoa Đài Bắc
  • Tajikistan
  • Thái Lan
  • Đông Timor
  • Turkmenistan
  • Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất
  • Uzbekistan
  • Việt Nam
  • Yemen

II. Lịch sử hình thành Asiad như thế nào?

Lịch sự hình thành và phát triển của sự kiện Asiad cũng trải qua nhiều năm, bao gồm 3 giai đoạn là sơ khai, hình thành và phát triển. Để các bạn hiểu rõ hơn Asiad là gì, chúng tôi sẽ tổng quát lịch sử hình thành sự kiện thể thao này dưới đây.

1. Giai đoạn sơ khai

Asiad

Asiad có tên sơ khai là Giải vô địch các quốc gia viễn Đông

Năm 1913, Asiad ra đời với tên gọi là Giải vô địch các quốc gia Viễn Đông. Theo đó, giải đấu này hình thành nhằm thể hiện sự hợp tác và tinh thần đoàn kết của các nước Philippines, Trung Quốc và Nhật Bản. Sau đó, số lượng các quốc gia tham dự sự kiện thể thao này ngày càng nhiều.
Năm 1938, khi Nhật Bản xâm lược Trung Quốc thì Asiad đã bị ngừng tổ chức.

2. Giai đoạn hình thành

  • Sau khi Chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc, nhiều quốc gia ở khu vực Châu Á giành được độc lập. Chính điều này đã khiến họ muốn có một giải đấu thể thao không bạo lực để giao lưu với nhau. Vì thế, giải vô địch các quốc gia Viễn Đông được xây dựng lại, tạo nên móng cho Asiad ngày nay.
  • Vào tháng 8 năm 1948 khi Thế vận hội lần thứ 14 được tổ chức tại Anh. Đại diện IOC của Ấn Độ đã có ý kiến đề xuất thành lập Liên đoàn điền kinh Châu Á cũng như việc tổ chức Đại hội thể thao Châu Á.
  • Tháng 3 năm 1951, Đại hội thể thao Asiad đầu tiên được tổ chức tại Ấn Độ. Với tổng cộng 489 vận động viên đến từ 11 quốc gia trong khu vực.
  • Năm 1954, Asiad tiết tục có thêm 8 quốc gia và vùng lãnh thổ đăng ký tham gia. Thêm vào đó, Á vận hội bổ sung thêm các bộ môn như bắn súng, quyền anh, đấu vật và đua xe đạp đã bị loại bỏ.
  • Năm 1958, Aisan Game được tổ chức tại Nhật Bản với 1400 vận động viên tham gia và 13 bộ môn thi đấu. Tại đại hội thể thao này cũng diễn ra lễ rước đuốc lần đầu tiên trong lịch sử.

3. Giai đoạn phát triển

Asiad

Bóng đá lá môn thể thao được nhiều người hâm mộ quan tâm nhất tại Asiad

  • Năm 1962, bất chấp sự phản đối của Đài Loan và Israel, Á vận hội được tổ chức tại Indonesia.
  • Năm 1974, Asiad được tổ chức tại Iran. Trong đại hội thể thao này đã có đến 25 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự.
  • Năm 1982, Ấn Độ đứng ra đăng cai tổ chức Asiad lần thứ 2. Với sự tham dự của 33 quốc gia, vùng lãnh thổ và có hơn 4.500 vận động viên tham gia. Tại thời điểm này, Việt Nam đã cử những vận động viên đầu tiên tham dự.
  • Năm 2002, Asiad được tổ chức tại Hàn Quốc. Tại kỳ Asiad này đã có nhiều kỷ lục thế giới được thiết lập. Đặc biệt, thời điểm này còn là dấu mốc đánh dấu sự tham gia lần đầu tiên của Đông Timor cũng như sự trở lại của đội tuyển bóng đá quốc gia Afghanistan.
  • Giai đoạn từ 2010 -2018, Asiad 2016 đã bị ngừng tổ chức. Lý do được đưa ra là phía ban tổ chức đã thay đổi chu kỳ. Cụ thể, sự kiện thể thao Asiad được tổ chức trước 1 năm so với Thế vận hội Olympic.

III. Asiad 2022 bị tạm hoãn?

Asiad

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên Asiad 2022 tổ chức tại Trung Quốc đã bị tạm hoãn

Theo như đã chia sẻ khi giải thích Asiad là gì thì sự kiện thể thao này sẽ được tổ chức theo chu kỳ 4 năm 1 lần. Địa điểm tổ chức Asiad 2022 là ở Hàng Châu (Trung Quốc. Đây là thành phố thứ 3 của quốc gia này đăng cai Á vận hội, sau Bắc Kinh và Quảng Châu. Theo đánh giá, Hàng Châu cực kỳ có tiềm năng để tổ chức những giải đấu lớn, họ sẽ giành 44 địa điểm được sử dụng trong Asiad này; trong đó 30 nơi là trung tâm thành phố, 10 địa điểm đang được xây dựng và 4 nơi đang trong giai đoạn lập kế hoạch.
Tuy nhiên, mới đây Ủy ban Olympic châu Á bất ngờ công bố Á vận hội Asiad 19 dự kiến diễn ra từ ngày 19 đến 25 tháng 9 năm 2022 bị hoãn. Nguyên nhân được đưa ra là do tình hình dịch Covid-19 đang bùng phát mạnh mẽ tại Trung Quốc. Trong khi đó, nơi tổ chức Asiad là thành phố Hàng Châu có vị trí rất gần với Thượng Hải – nơi đang gặp khó khăn trong việc chống và kiểm soát dịch. Bởi vậy, chính phủ Trung Quốc đã quyết định tạm hoãn tổ chức Đại hội thể thao Châu á lần thứ 19.
Hy vọng với những thông tin chia sẻ đã giúp bạn hiểu rõ Asiad là gì và lịch sử hình thành, phát triển của sự kiện thể thao này. Asiad được xem là giải đấu lớn mang tầm cỡ khu vực Châu Á được tổ chức 4 năm 1 lần nhằm tăng cường tinh thần hữu nghị giữa các nước. Đồng thời, Á vận hội cũng là cơ hội để các vận động viên tranh tài, đưa tên tuổi của mình vươn xa hơn. Vì thế, đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo của chúng tôi để nắm bắt những thông tin mới nhất về sự kiện thể thao này nhé.

Categories: